NHỮNG SỰ THẬT VỀ GIẢM CÂN MÀ BẠN VẪN LUÔN LẦM TƯỞNG

Nguyên tắc để giảm cân là lượng calo nạp vào thấp hơn lượng calo tiêu thụ. Tuy nhiên, có những người đã áp dụng những chế độ giảm cân rất khắt khe như nhịn đói, tập luyện cường độ cao nhưng vẫn không giảm được cân. Vậy có lý do gì diễn giải cho việc này hay không? Hãy cùng BBae Lab tìm hiểu nguyên nhân và kiếm tìm sự thật về việc giảm cân nhé.

1. Ăn kiêng không phải là nhịn đói. 

Nhiều người lựa chọn đoạn tuyệt với thức ăn để có thể giảm cân 1 cách nhanh chóng, họ có thể giảm được cân nhưng cũng có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể. Chất lượng của giấc ngủ cũng sẽ giảm, người luôn mệt mỏi và không có năng lượng để thực hiện những hoạt động thường ngày. 

Nguồn năng lượng chính để não bộ kiểm soát tâm trạng là glucose. Nếu giảm cân bằng cách nhịn ăn thì cơ thể không tổng hợp đủ glucose từ thức ăn nên não bộ nhận ít năng lượng. Hậu quả sinh ra từ đó là dễ khó chịu và cáu gắt. Thường xuyên nhịn ăn tất yếu sẽ khiến cơ thể bị mất dịch rồi mất nước và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Đặc biệt, khi nhịn ăn bạn sẽ luôn có cảm giác đói. Việc thiếu hụt nguồn năng lượng trong thời gian dài cũng khiến cho não nhận được tín hiệu cần phải nhanh chóng nạp năng lượng và bạn không thể nhịn được nữa, bạn thèm ăn và ăn không ngừng vì quá đói. Cứ như vậy gây nên tình trạng cân nặng tăng nhanh một cách khó kiểm soát.

2. Thực phẩm giàu tinh bột không thực sự gây tăng cân

Trào lưu giảm cân bằng phương pháp hạn chế tinh bột đang rất thịnh hành và được rất nhiều chị em lựa chọn. Phương pháp này bắt nguồn từ nước ngoài và được biết đến rộng rãi sau đó du nhập về Việt Nam với tên gọi Low-carb, có nghĩa là low carbohydrate (chế độ ăn giảm nhóm bột đường). Tuy nhiên, các tài liệu ở Việt Nam lại dịch là chế độ ăn “ít tinh bột”, gây hiểu nhầm rằng tinh bột làm tăng cân. 

Thực tế thì carbohydrate hay nhóm bột đường được chia làm 2 dạng: dạng đơn giản (có vị ngọt) như đường mía, siro, đường mạch nha. Dạng phức hợp (do nhiều đường đơn liên kết lại) như cơm, bánh mì, ngô, khoai. 

Không phải tất cả thực phẩm trong nhóm bột đường cần phải hạn chế. Cái có hại cho cơ thể và cần hạn chế tối đa là các thực phẩm thuộc dạng đơn giản của nhóm bột đường (đường mía, siro, đường mạch nha) thường được tìm thấy trong chè, bánh kẹo, nước ngọt. Các chất này hấp thụ rất nhanh vào cơ thể, kích thích quá trình tích lũy mỡ trong cơ thể, ngoài ra còn làm cho cơ thể cảm thấy đói và điều này kích thích cơ thể tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm để giảm đói. 

Mặt khác, tinh bột dạng phức hợp (cơm, bánh mì, ngô, khoai) chứa nhiều vitamin nhóm B và chất xơ sẽ cung cấp cho cơ thể năng lượng để hoạt động và đủ no lâu để không ăn nhiều thức ăn không cần thiết hoặc có hại cho cơ thể. 

3. Thực phẩm ít đường không phải đều có calo thấp và khỏe mạnh

Có nhiều sản phẩm được đóng mác ít đường hoặc ít béo nhằm thu hút sự chú ý và có thể bán được hàng cho những người đang tìm kiếm những thực phẩm lành mạnh. Sốt salad không béo và sữa chua ít béo là những sản phẩm điển hình. Cũng có những sản phẩm ban đầu được người dùng nhận định và đánh giá là tốt cho sức khỏe như sốt rau quả đóng hộp, bơ đậu phộng, trái cây sấy khô. Tuy nhiên những sản phẩm kể trên đều có lượng calo cao và nếu sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

4. Chất béo không làm bạn béo 

Chất béo là một trong ba loại chất dinh dưỡng chính của cơ thể, Chất béo có vai trò tham gia vào cấu trúc cơ thể. Chất béo là chất thiết yếu, có mặt ở màng tế bào và các màng nội quan của tế bào, chất béo tạo ra các mô, đặc biệt là mô thần kinh. Chất béo sản sinh ra hormon và các chất hóa học khác cho cơ thể. Vì vậy chất béo đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào. Chất béo cũng có vai trò trong dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ. 

Có rất nhiều ý kiến cho rằng: Một chế độ ăn nhiều chất béo chính là nguyên nhân làm tăng vòng eo, tăng cân, cholesterol cao và gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chất béo đều giống nhau. 

Có hai nhóm chất béo chính: Chất béo tốt (Thuộc nhóm chất béo không bão hòa, có trong dầu oliu, các loại hạt và các loại cá béo. Chất béo xấu (chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa), thường được tìm thấy trong các loại bánh đóng gói, đồ ăn vặt, pizza,..). 

Nếu bạn biết phân loại chất béo, hiểu được vai trò của chất béo tốt sẽ giúp bạn dễ dàng thiết lập kế hoạch ăn uống lành mạnh, tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần, cũng như hỗ trợ giảm cân hiệu quả. 

Để đạt được một mức cân nặng khoẻ mạnh, ngoài áp dụng một chế độ dinh dưỡng phù hợp thì bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm những thực phẩm chức năng như dầu cá, các loại vitamin tổng hợp giúp cơ thể có đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó có thể sử dụng sản phẩm Balporo BBae, được nhập khẩu chính ngạch từ Hàn Quốc với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên (chủ yếu là chất HCA được tìm thấy từ quả bứa), ngoài ra còn có vitamin thuộc nhóm B như B5 và B3. Với chức năng chuyển đổi mỡ thừa thành năng lượng tiêu thụ, bạn sẽ có thể ăn uống thoải mái hơn nhưng vẫn giữ được vóc dáng mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *