Ưu và nhược điểm của dạng bào chế viên nang

Trong các loại dược phẩm thì viên nang (viên con nhộng) chắc hẳn không còn xa lạ với mọi người. Một vài năm trở lại đây thì viên nang được nhiều người ưa dùng, sản xuất nhiều hơn cả. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng BLab tìm hiểu về dạng bào chế viên nang nhé!

1. Viên nang là gì?

Viên nang là một thiết kế của thuộc, thực phẩm chức năng và còn hay được gọi tên khác là viên con nhộng. Dạng bào chế này được phân liều với thành phần gồm vỏ nang (được làm bằng tinh bột, gelatin, HPMC,…) có chứa một đơn vị phân liều của dược chất ở bên trong. Dược chất sẽ được bào chế dưới dạng bột, Pellet, dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương,… trước khi đóng nang.

Hiện tại, viên nang chủ yếu được dùng theo đường uống, ngoài ra còn một vài trường hợp đặc biệt dùng để đặt như nang âm đạo hoặc cấy dưới da.

Dược phẩm bào chế viên nang
Dược phẩm bào chế dưới dạng viên nang

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về bài viết: Các dạng bào chế của thực phẩm chức năng

2. Phân loại viên nang

Viên nang được chia thành 02 loại chính:

  • Viên nang cứng (vỏ nang cứng bao gồm 2 phần thân và nắp lồng khít với nhau). Khả năng hấp thụ nước và tan nhanh chóng trong cơ thể sẽ giúp cho người tiêu dùng cảm thấy đơn giản, dễ dàng hơn so với cách thức sử dụng trực tiếp, đó chính là phần nổi bật của loại viên nang cứng. Và nang cứng thường được sử dụng để chứa các hoạt chất được bào chế ở dạng bột hoặc dạng cốm nghiền nhỏ.
Viên nang dạng cứng
Viên nang cứng
  • Viên nang mềm (vỏ nang là một khối thống nhất, mềm dẻo dai). Công đoạn sản xuất cho viên nang mềm đó chính là bơm đầy, sau đó đóng với vỏ thuốc dẻo chứa các thành phần Gelatin. Hàm lượng và loại Gelatin chính là yếu tố ảnh hưởng đến độ mềm dẻo và đàn hồi của vỏ nang mềm. Chứa các hoạt chất bào chế ở dạng hỗn dịch, dung dịch là công dụng chính của nang mềm.
Viên nang bào chế dạng mềm
Viên nang mềm

3. Ưu và nhược điểm của viên nang

Ưu điểm:

  • Viên nang gọn nhẹ, tiện dùng, dễ mang theo và dễ bảo quản.
  • Giúp che dấu mùi vị khó chịu của dược chất tốt hơn loại dung dịch.
  • Phương thức bào chế này phù hợp với nhiều loại dược chất.
  • Nang thuôn, mềm, trơn bóng, dễ nuốt nên dùng được cho nhiều đối tượng như: trẻ em, người cao tuổi.
  • Thiết kế dạng nang sẽ giúp tránh được tương kỵ khi thành phần viên nang chứa nhiều dược chất (bột, hạt, Pellet).
  • Viên nang có tính sinh khả dụng cao hơn viên nén do ít chịu ảnh hưởng của kỹ thuật sản xuất, vỏ nang dễ rã khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa.
Ưu, nhược điểm của viên nang
Ưu và nhược điểm của dạng bào chế viên nang

Nhược điểm:

  • Là thiết kế cho việc phát sinh phản ứng chậm nên viên nang chỉ được giải phóng và tập trung với nồng độ cao tại vị trí giải phóng thuốc mong muốn ban đầu, thông thường là tại khu vực tiêu hóa. Vì lẽ đó nên không được thiết kế dạng nang với dược chất gây kích ứng đường tiêu hóa.
  • Viên nang mềm có chi phí sản xuất cao hơn so với các dạng bào chế thông thường.
  • Việc bảo quản cần phải lưu ý vấn đề vỏ nang dễ hút ẩm (nang Gelatin) có thể ảnh hưởng tới mức độ ổn định của dược chất trước khi được giải phóng.
  • Khó có thể lưu giữ lâu được vì dược chất và vỏ nang có thể xảy ra hiện tượng tương kỵ.

Bài viết được thực hiện bởi đơn vị BBae Lab. Hiện tại, BBae Lab đang là nhà phần phối chính hãng “Viên sủi giảm cân Balporo BBae xuất xứ Hàn Quốc” tại Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm viên sủi Balporo BBae các bạn có thể đọc bài viết: Balporo BBae – Viên sủi giảm cân số 1 tại Hàn Quốc.

Để đặt mua sản phẩm viên sủi Balporo BBae, mời các bạn tham quan gian hàng của BBae Lab nha: Cửa hàng BBae Lab

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *