Ưu và nhược điểm của dạng bào chế cốm

Một trong các dạng điều chế thuốc, thực phẩm chức năng mà có thể mọi người chưa biết đó chính là dạng cốm, thuộc thể rắn. Trong bài viết này, BLab sẽ cho mọi người thấy được ưu và nhược của dạng bào chế cốm này, các bạn cùng theo dõi nhé!

1. Dược phẩm dạng cốm là gì

Thuốc, thực phẩm chức năng dạng cốm chính là thuộc dòng thể rắn, bào chế từ các dược chất và tá dược thích hợp để tạo thành các hạt có kích thước với đường kính từ 1-2mm hoặc các sợi ngắn và xốp. Các sản phẩm dạng cốm thường được sử dụng theo phương thức uống. 

Dược phẩm bào chế cốm
Dược phẩm bào chế dạng cốm

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về bài viết: Các dạng bào chế của thực phẩm chức năng

2. Ưu và nhược điểm của dạng bào chế cốm

Trong các loại sản phẩm dạng cốm thì có 02 loại chính đó là:

  • Cốm pha dung dịch uống
  • Cốm để pha hỗn dịch uống
Ưu, nhược điểm của dạng bào chế cốm
Ưu và nhược điểm của dạng bào chế cốm

Ưu điểm:

  • Thẩm mỹ đẹp, là dạng bào chế thích hợp cho trẻ em.
  • Dễ bảo quản khi mà sản phẩm ít hút ẩm hơn so với dạng bột hoặc dạng viên sủi, viên nang. Nhờ đó mà cả 02 loại cốm tránh được việc tiếp xúc nước trong quá trình bảo quản, hạn chế được quá trình thủy phân dược chất.
  • Dễ đóng gói khi sở hữu thể tích gọn nhẹ hơn các dạng hỗn dịch, dung dịch.
  • Dễ điều chế các thành phần tương kỵ với nhau bằng cách phối hợp các thành phần tương kỵ vào các cốm khác nhau rồi trộn lại.
  • Có thể sử dụng được cho người già khó nuốt và trẻ em.

Nhược điểm:

  • Phải phân tán, hòa tan vào nước trước khi sử dụng.
  • Không tiện dụng bằng các dạng bào chế viên sủi, viên nén hoặc viên nang.
  • Không có nhiều sản phẩm sử dụng dạng bào chế này, người tiêu dùng ít sự lựa chọn.

3. Thành phần có trong dạng bào chế cốm

3.1. Dược chất

Dược chất có trong cốm thường là các dược chất kém bền dạng lỏng hoặc dễ bị thủy phân như kháng sinh, men vi sinh hoặc các loại thuốc hạ sốt,….

Ngoài dược chất ra thì thuộc hoặc thực phẩm chức năng dạng cốm cũng sử dụng thêm các thành phần phụ trợ để bào chế dưới dạng cốm pha siro, cốm sủi bọt.

Thực phẩm chức năng dạng cốm
2 thành phần chính trong dạng bào chế cốm đó là: dược chất và tá dược

3.2. Tá dược

  • Tá dược độn: là các loại bột đường hay được sử dụng như Saccarose, Lactose… vì có thể đảm bảo cho khối lượng một liều tiêu chuẩn. Không chỉ vậy, nó còn đóng vai trò điều vị cho chế phẩm, tăng độ nhớt và giảm quá trình sa lắng của tiểu phân trong quá trình phân liều.
  • Tá dược trơn: giống như các loại thuốc bột hay các viên nén hoặc nang cứng, tá dược trơn được sử dụng để giảm ma sát, chống dính và điều hòa sự chảy khi phân liều vào bao bì. Nhờ đó đảm bảo đồng đều khối lượng cho chế phẩm.
  • Tá dược dính: tá dược dính chính là điểm khác biệt nhất so với các dạng điều chế khác khi mà được sử dụng để tạo hạt, sợi cho dược phẩm dạng cốm. Một số loại tá dược dính hay được sử dụng chính là Siro, dung dịch PVP và dung dịch CMC.
  • Tá dược rã: để làm tăng nhanh quá trình phân tán của chế phẩm khi tiếp xúc với nước thì chúng ta sử dụng tá dược rã, đặc biệt là các chế phẩm hút ẩm dễ đóng bánh khi bảo quản lâu ngày. Một số tá dược rã hay sử dụng là Natri Croscarmellose, Natri Starch Glycolat,…

Ngoài ra, với dạng cốm pha hỗn dịch thì trong công thức điều chế sẽ xuất hiện các thành phần khác tương tự như hỗn dịch, điển hình là chất gây thấm và chất gây phân tán. Thành phần này sẽ giúp cho chế phẩm đảm bảo về cấu trúc hóa lý khi được hoàn nguyên, đảm bảo đồng đều phân liều với các cốm đa liều.

Bài viết được thực hiện bởi đơn vị BBae Lab. Hiện tại, BBae Lab đang là nhà phần phối chính hãng “Viên sủi giảm cân Balporo BBae xuất xứ Hàn Quốc” tại Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm viên sủi Balporo BBae các bạn có thể đọc bài viết: Balporo BBae – Viên sủi giảm cân số 1 tại Hàn Quốc.

Để đặt mua sản phẩm viên sủi Balporo BBae, mời các bạn tham quan gian hàng của BBae Lab nha: Cửa hàng BBae Lab

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *