BẠN CÓ ĐANG THIẾU HỤT VITAMIN B12? CÔNG DỤNG VÀ CÁCH BỔ SUNG VITAMIN B12 CHO CƠ THỂ

Vitamin B12 là gì? Vitamin B12 có vai trò gì đối với cơ thể của bạn? Và loại thực phẩm nào hàm chứa nhiều Vitamin B12 nhất? Hãy đọc bài viết này để tham khảo thông tin về loại Vitamin này nhé!

1. Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 là một loại Vitamin tan trong nước, có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu, sản xuất ADN và chức năng thần kinh. 

Vì cơ thể bạn không tự sản xuất ra Vitamin B12, bạn sẽ cần bổ sung nó bằng các loại thực phẩm từ động vật hoặc thực phẩm bổ sung. Mặc dù B12 được lưu trữ trong gan lên tới 5 năm, nhưng bạn có thể bị thiếu hụt nếu chế độ ăn của bạn không giúp duy trì hàm lượng này. Do đó bạn nên thường xuyên bổ sung loại Vitamin này.

2. Các triệu chứng của thiếu hụt Vitamin B12

Nếu bạn bị thiếu hụt Vitamin B12, bạn có thể bị thiếu máu. Thiếu hụt nhẹ có thể không gây ra triệu chứng nào, nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Yếu ớt, mệt mỏi hoặc choáng
  • Tim đập mạnh và hụt hơi
  • Da xanh xao
  • Lưỡi trơn, viêm lưỡi hoặc lưỡi sưng phồng
  • Táo bón, tiêu chảy, mất khẩu vị hoặc đầy hơi
  • Vấn đề về dây thần kinh như tê hoặc ù tai, yếu cơ và khó khăn khi đi lại
  • Mất thị lực
  • Vấn đề tinh thần như trầm cảm, mất trí nhớ hoặc thay đổi hành vi

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt Vitamin B12

Tuổi tác càng tăng thì việc hấp thụ Vitamin B12 có thể sẽ càng khó khăn hơn. Hoặc nếu bạn đã thực hiện phẫu thuật giảm cân hoặc phẫu thuật khác loại bỏ một phần dạ dày; bạn uống quá nhiều đồ có cồn;… cũng có thể dẫn đến thiếu hụt Vitamin B12.

Bạn cũng có thể dễ bị thiếu hụt Vitamin B12 nếu bạn mắc những chứng bệnh sau:

  • Viêm teo dạ dày, trong đó niêm mạc dạ dày của bạn đã mỏng đi
  • Thiếu máu thiếu sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ Vitamin B12
  • Các điều kiện ảnh hưởng đến ruột non của bạn, như bệnh Crohn, bệnh celiac, sự phát triển của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
  • Rối loạn hệ miễn dịch, như bệnh Basedow (cường giáp tự miễn) hoặc lupus ban đỏ (tự miễn mãn tính)
  • Đã sử dụng một số loại thuốc nhất định làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ B12.

Bạn cũng có thể bị thiếu hụt Vitamin B12 nếu bạn tuân thủ chế độ ăn kiêng thuần chay (không ăn bất kỳ sản phẩm động vật nào, bao gồm thịt, sữa, phô mai và trứng) hoặc bạn là người ăn chay nhưng không ăn đủ trứng hoặc sản phẩm sữa để đáp ứng nhu cầu về Vitamin B12. Trong cả hai trường hợp đó, bạn có thể thêm thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn của mình hoặc sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng để đáp ứng nhu cầu này, hoặc tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm bổ sung Vitamin B12 khác.

4. Các loại thực phẩm bổ sung Vitamin B12

Bạn có thể bổ sung Vitamin B12 bằng cách ăn đ thực phẩm từ động vật có chứa hàm lượng B12 tự nhiên, hoặc từ các sản phẩm có hàm lượng B12.

Các nguồn B12 từ động vật bao gồm các sản phẩm từ sữa, gan, trứng, cá ngừ, cá hồi,…. Nếu bạn không ăn sản phẩm từ động vật, hoặc bạn có tình trạng sức khỏe hạn chế việc hấp thụ chất dinh dưỡng, bạn có thể lấy Vitamin B12 trong Vitamin tổng hợp hoặc các loại thực phẩm bổ sung Vitamin B12.

5. Cơ thể cần bổ sung bao nhiêu Vitamin B12?

Để duy trì sức khỏe tốt, bạn cần đảm bảo cơ thể đã được bổ sung đủ chất. Vậy bạn cần bổ sung bao nhiêu Vitamin là đủ cho cơ thể? 

Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm độ tuổi, thói quen ăn uống và điều kiện sức khỏe, và các loại thuốc bạn đang dùng.

Các lượng Vitamin được khuyến nghị hàng ngày được đo bằng microgram (mcg) và sẽ thay đổi theo độ tuổi:

  • Trẻ em đến 6 tháng tuổi: 0,4 mcg
  • Trẻ em từ 7-12 tháng tuổi: 0,5 mcg
  • Trẻ em từ 1-3 tuổi: 0,9 mcg
  • Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1,2 mcg
  • Trẻ em từ 9-13 tuổi: 1,8 mcg
  • Thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi: 2,4 mcg (2,6 mcg mỗi ngày nếu mang thai và 2,8 mcg mỗi ngày nếu cho con bú)
  • Người lớn: 2,4 mcg (2,6 mcg mỗi ngày nếu mang thai và 2,8 mcg mỗi ngày nếu cho con bú)

Nếu bạn đang nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện thiếu hụt B12, trước tiên hãy nạp Vitamin B12 từ các thực phẩm nguồn động vật kể trên, và đảm bảo loại thực phẩm chức năng bổ sung bạn uống không ảnh hưởng đến bất kỳ loại thuốc khác bạn đang dùng. Ngay cả khi bạn đang khỏe mạnh, hãy nhớ rằng phải luôn hấp thu đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.