11 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI SIÊU KHỎE MẠNH

1. Ăn sáng đầy đủ

Có rất nhiều lý do giải thích cho việc ăn sáng là cần thiết. Đây là bữa ăn khởi động quá trình trao đổi chất trong ngày và ngăn ngừa việc ăn quá nhiều sau đó. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lớn ăn sáng sẽ làm việc tốt hơn và trẻ em ăn sáng đạt điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra. Nếu một bữa sáng đầy đủ và no căng không phù hợp với bạn, hãy chọn những loại thực phẩm nhẹ nhàng như một thanh granola hoặc vài miếng hoa quả. Miễn là bạn không bỏ bữa sáng.

2. Lập kế hoạch ăn uống

Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát dinh dưỡng một cách khoa học, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong tương lai. Hãy dành ra một ít thời gian, sau đó ngồi xuống và xem xét mục tiêu và nhu cầu của mình. Bạn có muốn giảm cân không? Giảm lượng đường, chất béo hoặc carb? Bổ sung protein hay vitamin? Việc chuẩn bị trước các bữa ăn sẽ giúp bạn kiểm soát những gì và khi nào bạn sẽ ăn. Thêm vào đó, việc này sẽ giúp bạn tránh được những bữa ăn vặt nằm ngoài kế hoạch.

3. Uống đủ nước

4. Vận động để giải lao

Khi nghỉ giải lao, hãy đứng dậy và di chuyển. Thực hiện một số động tác lunges (chùn chân) hoặc duỗi cơ. Điều này tốt cho cả cơ thể và tâm trí của bạn. Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày, lặp lại năm lần mỗi tuần có thể giúp giảm căng thẳng. Và nếu bạn không thể thực hiện những việc này trong cùng một lần thì tách nhỏ chúng ra cũng rất hữu ích.

5. Ít sử dụng điện thoại

Bạn thường xuyên kiểm tra tin nhắn và mạng xã hội? Dĩ nhiên, trong cuộc sống hiện đại, việc sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác là cần thiết. Tuy nhiên, hãy cố gắng đặt ra một mốc thời gian để tạm dừng và đặt điện thoại xuống. Khi bạn giảm thiểu thời gian sử dụng điện thoại, bạn sẽ có thêm thời gian làm những việc có ích hơn. Đi dạo, đọc sách, hoặc khám phá và trò chuyện với những người xung quanh.

6. Học hỏi những điều mới

Liên tục tiếp thu những kỹ năng mới sẽ giúp cho não bộ của bạn được vận động và khỏe mạnh. Đăng ký một lớp nhảy hoặc một workshop viết lách, tuyệt vời hơn thì hãy thử học và thành thạo một ngôn ngữ mới. Công việc trí óc mà các kiến thức mới đòi hỏi có thể làm chậm dấu hiệu lão hóa và thậm chí có thể trì hoãn tác động của Alzheimer.

7. Không hút thuốc

Nếu bạn thường hút thuốc, hãy dừng lại thói quen đó. Đó là một bước lớn giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn. Hãy từ bỏ thói quen xấu này càng sớm càng tốt. Nếu cần thiết, hãy tìm tới các bác sĩ hỗ trợ.

8. Ngủ đủ giấc

Một đêm ngủ ngon sẽ giúp tâm trạng của bạn tốt hơn, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung, giúp bạn học được nhiều điều mới mẻ. Về lâu dài sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giúp bạn giữ gìn vóc dáng. Hãy cố gắng ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Để có giấc ngủ tốt nhất, hãy thực hiện đúng giờ – đi ngủ và thức dậy vào cùng một khoảng giờ mỗi ngày.

9. Thường xuyên ra ngoài

Vài phút dưới ánh nắng mặt trời sẽ tăng cường hàm lượng vitamin D, rất tốt cho xương, tim và tâm trạng của bạn. Ngoài ra, việc ra ngoài tức là bạn di chuyển cơ thể nhiều hơn là ngồi trước TV hoặc máy tính. Hãy lựa chọn thiên nhiên thay vì các con đường trong thành phố. Một nghiên cứu đã phát hiện ra những người đi dạo trong các khu vực xanh thường bình tĩnh hơn so với những người đi dạo trong các khu vực trong thành phố.

10. Luyện giữ thăng bằng

Nếu bạn còn trẻ và năng động, khả năng giữ thăng bằng tốt sẽ giúp bạn tránh khỏi chấn thương. Khi bạn già đi, nó sẽ giúp bạn hoạt động được lâu hơn và giảm nguy cơ ngã và gãy xương. Bất kể tuổi tác của bạn, thăng bằng tốt đồng nghĩa với cơ bắp săn chắc hơn, tim khỏe mạnh và tự tin hơn. Yoga và taichi là những phương pháp tuyệt vời để luyện tập, ngoài ra chỉ cần là bất cứ hoạt động nào yêu cầu bạn phải di chuyển, thậm chí là đi bộ cũng có thể giúp ích.

11. Rèn luyện não bộ

Các bài tập rèn luyện cho não bộ có thể là thiền định hoặc đơn giản là tạm dừng các hoạt động để thư giãn. Dù bạn áp dụng phương pháp nào, các nghiên cứu cho thấy sự chú ý và tập trung giúp giảm căng thẳng, giảm đau và cải thiện tâm trạng của bạn. Một nghiên cứu đã phát hiện ra 8 tuần thiền định thường xuyên có thể thay đổi các bộ phận của não liên quan đến cảm xúc, học tập và trí nhớ. 

Trên đây là 11 thói quen của người siêu khỏe mạnh,  áp dụng 11 thói quen lành mạnh này vào cuộc sống hàng ngày không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống một cách toàn diện. Từ việc ăn sáng đầy đủ, lập kế hoạch ăn uống, uống đủ nước, đến việc vận động, hạn chế sử dụng điện thoại, học hỏi những điều mới, không hút thuốc, ngủ đủ giấc, thường xuyên ra ngoài, luyện giữ thăng bằng và rèn luyện não bộ – mỗi thói quen đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một lối sống lành mạnh và hạnh phúc.

Hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất và dần dần thay đổi để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.